vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Mới đây, ông Ngô Thanh Vinh (xã Tịnh Quang, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã bị tử vong sau khi ăn thịt cóc. Theo diễn biến của sự việc, ngày 24/5, ông Vinh có bắt được một con cóc và làm thịt ăn. Nhưng sau khi ăn, ông Vinh xuất hiện triệu chứng như tím tái, choáng, đau đầu, nôn mửa...Mặc dù được chuyển xuống trạm y tế xã và bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng không qua khỏi.
Ngày 12/5 vừa qua, ông Vi Văn Hương (Thung Khảng, Châu Bình, Quỳ Châu, Nghệ An) làm thịt cóc để ăn. Nhưng sau đó chỉ mấy chục phút, ông Hương xuát hiện triệu chứng ngộ độc, nôn ọe và tử vong.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Sơn (Lạc Sơn, Đô Lương, Nghệ An) bắt cóc làm thịt ăn. Sau khi ăn, chị Sơn xuất hiện triệu chứng ngộ độc và tử vong. Nguyên nhân là do chị Sơn làm thịt cóc nhưng để nguyên trứng cóc, không làm sạch nội tạng. Hai con của chị Sơn được cấp cứu kịp thời nên đã qua khỏi.
Hồi năm 2009, chị Phan Thị Trinh và con gái Huỳnh Thị Trúc Mai ở Tân Phú, Tam Bình, Vĩnh Long đã bị ngộ độc nặng sau khi ăn thịt cóc. Con gái lớn của chị Trinh là Huỳnh Thị Bích Chi bị ngộ độc nặng do ăn thịt cóc đã qua đời.  Được biết, chị Trinh đã bắt cóc và nấu cháo cho chị và các con ăn. Khi nấu cháo, chị để nguyên trứng cóc.
Hồi năm 2013, gia đình anh Lực (Tân Thuận Tây, Cao Lãnh, Đồng Tháp) ăn sáng với thịt cóc. Sau khi ăn, cháu Quý, cháu Quyên (con anh Lực) và bà Ràng bị ngộ độc. Gia đình đưa ngay lên trạm y tế. Cháu Quý có triệu chứng tím tái, nôn mửa...Sau đó được chuyển lên bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp nhưng cháu Quý bị ngộ độc quá nặng nên đã tử vong.
      Ăn thịt cóc có thể tử vong: Cảnh báo chất độc nguy hiểm
Trước đây, anh B (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã ăn thịt cóc, sau đó xuất hiện triệu chứng tím tái, nôn, đau bụng, nhức đầu. Sau đó, anh B được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong ngoại viện. 
Hồi năm 2009, hai cháu Nhật Minh, Hải Minh (ở Kỳ Sơn, Hòa Bình) nhập viện Bạch Mai với triệu chứng nôn, mệt mỏi. Trước đó, bố mẹ 2 cháu bắt được cóc và đem nướng cho cả nhà ăn. Sau khi ăn xong, ba bố con có dấu hiêu ngộ độc, được đưa đi cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi được các bác sĩ khoa Nhi Bạch Mai điều trị, theo dõi, truyền dịch, tình hình sức khỏe 2 cháu đã ổn định trở lại.
Hồi năm 2013,  khi đi làm rẫy, 11 thành niên ở Ghè, xã Ia Dơk (Đức Cơ) có bắt được cóc nên làm thịt ăn. Sau khi ăn xuất hiện triệu chứng ngộ độc, 1 người tử vong, những người còn lại được đi cấp cứu.
Cóc chứa chất độc
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ đa khoa Văn Giàu cho biết, cóc là loại động vật sống quanh nhà ở vùng nông thôn. Khi thời tiết xuất hiện những cơn mưa rào thì cóc cũng xuất hiện nhiều. Chính vì sự gần gũi này và những lời đồn đại về công dụng dinh dưỡng của thịt cóc từ xa xưa nên nhiều người vẫn có thói quen sử dụng thịt cóc để ăn. Nhưng thực tế trên cơ thể con cóc chứa những chất độc.
Trên da cóc có những nốt nổi lên bề mặt, trong đó chứa chất độc. Nọc độc của cóc là loại độc tố tetrodotoxin. Đây là loại độc tố thần kinh, nếu người ăn phải độc tố này sẽ xuất hiện triệu chứng về thần kinh như méo miệng, tim đập nhanh, tăng huyết áp...
"Thịt cóc không chứa chất độc nhưng trong gan, trứng, da có chất độc là bufotoxin, nhựa cóc nằm trong da và khu vực tai của cóc có màu trắng đục cũng có thể gây tử vong.  Chất độc bufotoxin có thể chảy ra và dính vào thịt, các bộ phận khác không chứa chất độc trong quá trình làm thịt.  Chất nhựa cóc trong các cục nổi lên trên da cũng chứa bufotoxine có độc tính cao", bác sĩ nhấn mạnh.
Chất độc trong cóc là chất độc không tự hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao, ngâm nước muối hoặc dầu mỡ chiên rán cũng không tiêu diệt được chất độc này. Vì vậy, khi chế biến chỉ cần chất độc dây vào thịt, da hoặc bất cứ phần nào cũng có thể gây nguy hiểm.Chất độc của cóc khi ngấm vào cơ thể sẽ tác động đến các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch, tuần hoàn. Khi chất độc bắt đầu gây ngộ độc sẽ có triệu chứng tím tái, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nôn, đau đầu, nhức đầu. Nọc độc có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến tử vong. Để đề phòng ngộ độc do ăn thịt cóc, lưu ý không ăn thịt cóc đặc biệt là trứng và gan cóc nơi chứa nhiều chất độc cực mạnh. 
Linh Anh
(Theo Congluan.vn)

Loại nước mùa hè càng uống sức càng khỏe, da càng đẹp, dáng càng xinh, đó là nước dừa, nước cam, sữa uống lên men…
Thức uống mỗi sáng mùa hè giúp bạn ngày càng khỏe đẹp
Nước cam. Thức uống lý tưởng cho bạn khởi động ngày mới nước cam tươi. Thức uống này sẽ giúp làm dịu dạ dày và hệ tiêu hóa trong thời tiết nóng.
Nước dừa. Uống nước dừa tươi sẽ đem lại cho bạn cảm giác sảng khoái, thoải mái vào buổi sáng. Đồ uống này rất hữu ích giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong mùa hè.
Trà xanh. Trà xanh là loại đồ uống mát gan giải độc rất tốt, có chứa nhiều chất chống oxy hóa và tăng cường hệ tiêu hóa. Uống trà xanh tạo cảm giác đói bụng vào buổi sáng, đồng thời hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân.
Sữa uống lên men. Mùa hè oai bức, hệ tiêu hóa của bạn dễ gặp vấn đề, vì thế nên chuẩn bị cho mình những chai sữa uống lên men để giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng hệ sinh vật đường ruột và ngăn ngừa các chứng bệnh về hệ tiêu hóa trong ngày hè nhé.
Cần lưu ý điều gì?
Nên mua những sản phẩm gieo trồng tự nhiên, “trái cây sạch” để giảm thiểu nguy cơ hấp thu những hóa chất hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt nấm, nitrate và kích thích tố nhân tạo. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn lên chương trình tẩm bổ cho trẻ em bằng nước ép trái cây.
Vitamin và khoáng chất rất “đa cảm”, pha chế xong phải sử dụng ngay để tránh hiện tượng xuống cấp nhanh chóng của các dưỡng chất. Dĩ nhiên là một ly nước ép trái cây tươi chế biến tại nhà sẽ ngon thơm và bổ dưỡng hơn nước ép công nghiệp với những chất bảo quản.

Gan nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay, vì sao lá gan lại tích tụ nhiều mỡ như vậy, điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
Ăn uống không lớp lý, ăn nhiều mỡ, rượu bia, thuốc lá, lối sống lười vận động…là những thói quen xấu dễ dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ còn có liên quan tới các yếu tố khác nhiễm virus, chất độc, môi trường độc hại, hay đang mắc các bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiều bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện.
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan trên 5% trọng lượng của gan và trong các tế bào gan chứa các không bào mỡ.
Vì sao gan nhiễm mỡ?
  • Chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ hoặc các acid béo, đặc biệt là mỡ động vật quá bão hòa hoặc tăng sự phân phối mỡ đến tế bào gan
  • Do tăng sự tổng hợp acid béo ở ty lạp thể hoặc giảm quá trình ôxy hóa mỡ trong tế bào gan
  • Do giảm sự bài xuất tế bào mỡ ra khỏi tế bào gan và do sự tăng vận chuyển carbonhydrat đến gan quá nhiều.
Bởi thế, nhóm nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ là do rượu. 90% đàn ông uống rượu nhiều đều gây ra gan nhiễm mỡ và lâu dài dẫn đến xơ gan.
Nhóm nguyên nhân thứ 2 là béo phì, đây là nguyên nhân gan nhiễm mỡ thường gặp ở các nước phương Tây nhưng hiện tại cũng đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như đái tháo đường typ 2, do thuốc hoặc sử dụng quá nhiều đường, trong viêm gan virut C giai đoạn đầu…
Điều trị như thế nào?
Điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là dự phòng và làm giảm nguy cơ gây ra gan nhiễm mỡ, dựa vào yếu tố thường gặp ở Việt Nam là do rượu và do tăng lipid máu. Vì vậy trước hết cần tránh uống rượu bia nhiều, hạn chế ăn nhiều đường và mỡ, tập thể dục thường xuyên, tránh các thuốc gây độc cho gan và điều trị theo nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Gia đình chị Thúy (Nam Định) sống cùng bố mẹ già nên vào mùa đông vẫn thường dùng than để sưởi ấm. Thông thường bếp than sẽ đặt ở phòng khách hoặc phòng ăn nhưng những ngày quá lạnh bố mẹ chồng chị Thúy đưa cả vào trong phòng ngủ. Trong quá trình ngủ suốt đêm như vậy, than sinh ra khí CO ảnh hưởng đến việc thở. Tuy nhiên, mùa đông năm ngoái cũng khiến gia đình chị một phen hú vía khi cửa phòng đóng quá kín, cụ ông và cụ bà đều gặp phải tình trạng khó thở nhưng may mắn được cứu kịp thời.
"Lúc chồng tôi bước vào thấy cả bố và mẹ đang mệt mỏi, khò khè, khó thở kèm theo đó là những cơn đau đầu liên tục do thiếu oxy lên não. Lúc đó gia đình tôi tức tốc đưa bố mẹ đi cấp cứu, may phát hiện kịp thời nên không có gì nguy hiểm", chị Thúy nói.
Theo bác sĩ đa khoa Văn Giàu, nguyên nhân của tình trạng bị ngạt khi sưởi ấm bằng than là do phòng quá chật hoặc đóng cửa kín khi sưởi. Điều này làm cho than tỏa ra khí độc hại là CO. Khí CO này hút khí oxy trong phòng làm cho nạn nhân lịm dần do thiếu oxy, khi phát hiện đã tử vong hoặc khó thở phải cấp cứu.
"Triệu chứng ban đầu có thể là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt. Nếu nặng có thể lơ mơ, thở khó, tim đập nhanh, thở dốc, loạn thần kinh, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu...nếu không được phát hiện kịp thời có thể tử vong.
Khi phát hiện người bị ngạt khí do sưởi than, bạn cần phải ngay lập tức mở thoáng các cửa sổ, cửa phòng để oxy bên ngoài có thể vào phòng. Ngoài ra, nếu nặng cần hà hơi thổi ngạt để cấp cứu ban đầu. Để phòng khi độc vẫn còn trong phòng bạn cần đeo khẩu trang hoặc có người giúp sức. Tuyệt đối không làm một mình có thể bị ngất xỉu do khí độc", bác sĩ nói.
Với gia đình có người già và trẻ con không nên dùng biện pháp sưởi ấm bằng than. Hoặc nếu quá lạnh có thể dùng sưởi ấm sau đó đi ngủ cần tắt bếp và để xa khu vực phòng ngủ. Khi dùng cách sưởi ấm bằng than phải chọn phòng không quá kín, có thông gió hoặc cửa sổ để thoát khí ra ngoài.
Sưởi ấm bằng than: Ấm nhưng hiểm nguy chực chờ

Khi sử dụng sưởi ấm bằng than phải trang bị kiến thức chống ngạt. Khi ngồi sưởi có dấu hiệu khó thở, chảy nước mắt, mệt mỏi...cần phải ra chỗ thoáng khí. 
Tại cơ sở y tế, nạn nhân cần được cung cấp thiết bị hô hấp như máy thở hay bình oxy, thông đường thở. Khắc phục ngay hiện tượng co giật, hôn mê và tụt huyết áp. Trong điều trị đặc hiệu: dùng liệu pháp ôxy, cung cấp oxy liều cao càng sớm càng tốt. Những bệnh nhân bị ngộ độc nặng, cần cho thở oxy cao áp.
Sự nguy hiểm khi để lại di chứng là vấn đề ở não bộ, thần kinh hay tâm thần do khí độc CO thâm nhập quá sâu vào bên trong cơ thể. Thậm chí khi hồi phục vẫn có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng như cáu gắt, khó nhận biết, trí nhớ giảm, tập trung không cao, tứ chi khó cử động, thậm chí liệt nửa người. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Khi trong nhà có sử dụng một trong các nguồn tạo ra khí CO nói trên,  có người bị một hay nhiều triệu chứng ngộ độc thì người nhà phải đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để khám cấp cứu. Tại bệnh viện, nạn nhân cần làm các xét nghiệm: đo nồng độ carboxyhemoglobin (COHb) thấy nồng độ COHb > 15%, công thức máu, urê, đường máu, điện giải đồ, creatinin, khí máu động mạch, chụp Xquang tim phổi, chụp cắt lớp sọ não hoặc cộng hưởng từ sọ não... để xác định chẩn đoán bệnh.
Ngoài nguy cơ ngạt khí, gây độc thần kinh thì sưởi ấm bằng than tại nhà nếu không cẩn thận sẽ gây cháy, bỏng. Chỉ cần tàn than bốc cháy lên chăn, giường, nệm hay các vật dụng dễ cháy sẽ dẫn đến hỏa hoạn. Do đó cần hạn chế dùng cách sưởi ấm thủ công này bởi hiện nay trên thị trường có các loại gối, nệm điện.
Thanh Thủy
(Theo Congluan)

Theo y học cổ truyền, bạch chỉ có mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng. Đây là vị thuốc thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, phong thấp, bạch đới, cầm máu, đau bụng kinh...
Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương... Cây cao 0,5-1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.
Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở những vùng có khí hậu lạnh ở miền núi cao. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái về rửa sạch, cắt bỏ rễ con phơi hay sấy nhẹ cho khô, bảo quản để làm thuốc.

Bạch chỉ.
Một số đơn thuốc thường dùng:
Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần
Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau bụng khi hành kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa bạch đới (với các biểu hiện lượng đới nhiều, tinh thần uể oải, mặt phù vàng, tay chân lạnh, đại tiện lỏng): Bạch chỉ 10g, long cốt 10g, phục linh 10g, xích thạch chi 10g, can khương 5g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, lộc giác 10g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình điều trị 10 thang.
Trị hôi miệng: Dùng bạch chỉ và xuyên khung, hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2-3 viên.
Chú ý: Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.
BS. Nguyễn Thị Nga

Nếu như cà chua có chứa nhiều vitamin C giúp vết thương nhanh liền sẹo, thì gừng, đường và sữa tách kem lại gây chậm liền sẹo.
Thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nếu như cà chua có chứa nhiều vitamin C giúp vết thương nhanh liền sẹo, một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Y khoa “Advanced Tissue” cho thấy gừng, đường và sữa tách kem đã ảnh hưởng đến sự hình thành sẹo.
Ngoài ra chế độ ăn hợp lý giúp cơ thể tránh các bệnh lý mạn tính: tim mạch, đái đường, béo phì và dự  phòng một số bệnh ung thư. 30% trường hợp ung thư do chế độ ăn uống không hợp lý, 10% do tiêu thụ nhiều rượu.
Sau đây là 3 loại thực phẩm gây chậm liền sẹo
1. Đường
Khi có những vết thương nếu mong chóng lành thì nên tránh dùng đường dù vết thương nông hay sâu. Đường có những tác động đáng kể đến collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Collagen rất cần cho sự duy trì đàn hồi của da và giúp hình thành sẹo.
2. Gừng

Việc tiêu thụ quá nhiều gừng có thể cản trở hình thành cục máu đông, nhưng điều này đặt ra vấn đề về việc liền sẹo, trong trường hợp này cần hiện tượng trên để giúp vết thương mau lành, vì vậy cần tiêu thụ với lượng vừa phải.
3. Sữa đã tách kem
Sữa đã tách kem có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Viêm là phản ứng đầu tiên của cơ thể khi có vết thương, giúp hình thành cục máu đông. Nhưng nếu các hệ thống miễn dịch tự  nhiên của cơ thể không cân bằng, gây nên tình trạng viêm mạn tính và có những tác động xấu đặc biệt chức năng miễn dịch của cơ thể.
BS. Ái Thủy
(Theo TopSante)

Một bữa sáng lành manh dành cho người tiểu đường với chất xơ, vitamin và canxi, đây là những chất rất tốt cho quá trình chuyển hóa
Dùng điểm tâm. Ngay cả khi lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, không nên bỏ qua bữa điểm tâm. Các nhà khoa học cho rằng bắt đầu ngày mới với dạ dày trống rỗng làm tăng nguy cơ béo phì và đề kháng insulin. Dùng bữa sáng giúp kiểm soát tốt carbohydrate trong cả ngày. Cách tốt nhất là ăn điểm tâm vào mỗi buổi sáng vào cùng một thời điểm, điều này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Trái cây và các hạt. Ngũ cốc là thực phẩm giàu chất xơ. Có thể dùng nửa tách trái cây tươi như dâu tây, việt quất, nếu được thêm 1-2 muỗng cà phê hạt lanh- đây loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và omega-3.
Bột yến mạch. Một trong những thức ăn cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường là bột yến mạch, có chứa nhiều chất xơ và giúp giữ đường máu ở mức thấp.
Sữa và sữa chua. Canxi và vitamin D có trong kem sữa giúp chuyển hóa tốt, giảm cholesterol và tăng canxi. Đối sữa chua chú ý không nên dùng sữa chua có trái cây vì quá ngọt.Uống sữa cũng giúp kiểm soát cân nặng.

Khí ozone nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh và phá hủy những tế bào không hoạt động, làm trẻ hóa tế bào, giúp làm lành vết thương và phục hồi các mô.
Liệu pháp ozone từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất để khử trùng vết thương và được chứng minh là giúp điều trị những bệnh mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loét chân do tiểu đường và nhiều loại ung thư khác.
Khí ozone nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh và phá hủy những tế bào không hoạt động, làm trẻ hóa tế bào, giúp làm lành vết thương và phục hồi các mô. Nó an toàn và rất hiệu quả vì tấn công và loại bỏ các tác nhân gây bệnh gồm vi-rút, vi khuẩn, nấm, nấm mốc, nấm men và kim loại độc hại.
Ozone là một chất tự nhiên có trong không khí và là một phân tử chứa 3 nguyên tử oxy. Nó nhanh chóng kết hợp với máu, bạch huyết và các mô khác trong cơ thể và mạnh hơn so với oxy bình thường.
Khi ozone y tế đi vào dòng máu, nó chia tách thành O2 và O, các tế bào khỏe mạnh, được trang bị các chất chống oxy hóa, hấp thu O2 và từ chối O, nguyên tử này sẽ nhằm vào các tế bào bị bệnh và trung hòa chúng. Liệu pháp ozone cũng được sử dụng như liệu pháp bổ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư và hoạt hóa miễn dịch đối với các bệnh dị ứng và cải thiện sức đề kháng vốn có của cơ thể.
Thành công được báo cáo nhiều nhất là điều trị vết loét chân trong bệnh tiểu đường bằng ozone.

lieu-phap-ozone

Liệu pháp Ozone được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trên cơ thể người, như uống nước ozone hóa, xông hơi, nước muối ozone hóa, tiêm vào khớp và mô mềm, ozone hóa trực tiếp máu của bệnh nhân….
Ozone có thể được tiêm vào trong hoặc xung quanh khớp để điều trị viêm và đau khớp và thậm chí có hiệu quả với cả những vết loét lâu liền. Dầu oliu ozone hóa được sử dụng như một loại thuốc mỡ để giảm đau và thậm chí để sát khuẩn.
Những khía cạnh khác của liệu pháp ozone bao gồm tiêm ozone vào da để tăng cường lượng oxy và giúp làm sạch sâu trong da. Liệu pháp này cũng được sử dụng để điều trị cho cả da dầu và mụn trứng cá và cũng có tác dụng giảm viêm.
Liệu pháp ozone phù hợp với phần lớn mọi người. Nó là liệu pháp tự nhiên 100%, không hóa chất, không dùng thuốc, không mất thời gian, không gây khó chịu và không tác dụng phụ.
Cuối cùng, ozone có thể được sử dụng để cân bằng độ pH cho da và làm sáng da. Nó cũng có tác dụng loại bỏ nếp nhăn và làm se khít lỗ chân lông.
Có nhiều nơi sử dụng liệu pháp ozone trong thẩm mỹ và chống gàu, mụn trứng cá và hàng loạt bệnh về da khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý là tránh dùng liệu pháp ozone trong thời kì đầu mang thai và thận trọng với bệnh nhân bị cường giáp, rối loạn máu, thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (có thể dẫn đến vàng da) và động kinh.
BS Cẩm Tú/Univadis
(theo Times of India)

Trong năm 2015, một nghiên cứu của tác giả Chun Shing Kwok đăng trên tờ tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ về mối liên quan giữa bệnh lý tim mạch và ăn sô-cô-la.
Trong năm 2015, một nghiên cứu của tác giả Chun Shing Kwok đăng trên tờ tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ về mối liên quan giữa bệnh lý tim mạch và ăn sô-cô-la. Các nhà nghiên cứu đã đưa lại những tín hiệu vui cho những người là tín đồ của loại kẹo ngọt ngào biểu trưng của tình yêu này. Sô-cô-la đã cho thấy làm giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch trong tương lai. Những người ăn sô-cô-la từ 16 - 99g/ngày có thể làm giảm 12% nguy cơ bệnh tim và giảm 23% nguy cơ tai biến mạch não.
Bệnh tim mạch và ca cao
Các bằng chứng về dịch tễ học chứng minh chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả giúp cải thiện sức khỏe, làm chậm tiến triển của các bệnh lý tim mạch. Dùng nhiều ca cao và sô-cô-la thường phối hợp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch ở một số các nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu Zutphen cho thấy dùng nhiều ca cao thường làm giảm huyết áp và tỷ lệ tử vong toàn bộ. Một nghiên cứu ở Italy cho thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim đảo ngược khi dùng sô-cô-la nhiều hơn, nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ giảm 77% ở những bệnh nhân dùng 3 thanh sô-cô-la mỗi ngày so với những người dùng ít hơn. Một số nghiên cứu can thiệp lên chế độ ăn ở người chứng minh rằng ca cao và những thức ăn giàu flavanol có thể có tác dụng bảo vệ mạch máu. Dù các số liệu cho thấy có kết quả gần tương tự nhau đều gợi ý rằng flavanol là một chất bảo vệ tim. Các nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy flavanol có hiệu quả chống oxy hóa, điều chỉnh tín hiệu tế bào, thay đổi đặc tính màng tế bào và các thụ thể chức năng, ức chế một vài enzym.
Ca cao và các sản phẩm ca cao có hiệu quả chống tăng huyết áp.
Flavanol trong cacao như là một chất chống oxy hóa
Một vài enzym khi dùng ca cao tác động trực tiếp lên bệnh lý tim mạch và chuyển hóa oxy hóa như 5 lipoxygenase, cyclooxygenase và metalloproteinases. Sự tương tác của flavanol và các protein này có thể cũng giúp thay đổi điều chỉnh của các gen. Đặc hiệu hơn, hiệu quả của flavanol và procyanidins tác động lên chất điều hòa oxy hóa NF-kB. Các phân tử procyanidins lớn thường tác động lên tế bào từ bên ngoài, điều chỉnh hoạt động của NF-kB bằng cách điều chỉnh thụ thể mang ligand (phức hợp đôi) đến các thụ thể.
Ca cao và xơ vữa động mạch
Thay đổi trong nồng độ cholesterol huyết thanh, đặc biệt là LDL-cholesterol tăng và giảm HDL-cholesterol góp phần làm phát triển mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Giảm nồng độ LDL-cholesterol đã được thấy trên bệnh nhân điều trị bằng polyphenols. Ca cao dùng trên bệnh nhân tăng cholesterol nhẹ có thể làm giảm thấp hơn 5% mức LDL cholesterol sau 4 tuần (khi uống ca cao hàng ngày từ 81-163mg/ngày). Thậm chí ở người trẻ có mức cholesterol bình thường dùng sô-cô-la sữa 105g/ngày (chứa 168mg flavanol) sẽ làm giảm 15% mức LDL-cholesterol sau 14 ngày. Những bệnh nhân có tăng huyết áp tiên phát dùng 100g/ngày sô-cô-la đen (chứa 88mg flavanol) trong 15 ngày sẽ làm giảm 11% LDL cholesterol. Những nghiên cứu này giải thích nguyên nhân làm giảm LDL cholesterol là do: (1) ức chế hấp thu cholesterol từ đường ruột; (2) ức chế tổng hợp LDL từ gan; (3) giảm apolipoprotein B100 ở gan; (4) tác động lên thụ thể chuyển LDL ở gan. Tất cả các cơ chế đều do tác động giữa flavanol và màng tế bào cũng như toàn bộ cấu trúc tế bào đặc biệt lên lipid và protein. Tăng HDL cholesterol được chứng minh trên thực nghiệm và trên những người có tăng cholesterol nhẹ nếu dùng sô-cô-la đen hoặc dùng ca cao dạng bột.
Ca cao và tăng huyết áp
Các nghiên cứu dịch tễ cũng cho thấy thức ăn giàu polyphenol làm giảm huyết áp và dự phòng được tình trạng tăng huyết áp những năm tiếp theo. Ca cao và các sản phẩm ca cao cho thấy có hiệu quả tiềm năng chống tăng huyết áp. Điều này được chứng minh ở tộc người da đỏ Kuna ở Panama khi những người này sử dụng nhiều ca cao có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn hẳn các vùng khác của Panama. Nghiên cứu của Grassi tại Ý trên một nhóm người trẻ khỏe mạnh được dùng chế độ ăn giống nhau chỉ khác biệt một nhóm dùng 100g sô-cô-la đen và nhóm còn lại dùng 90g sô-cô-la trắng (100g sô-cô-la đen có 500mg polyphenol còn sô-cô-la trắng không có polyphenol). Nghiên cứu cho thấy sô-cô-la đen làm giảm huyết áp trong khi không thấy điều này ở người dùng sô-cô-la trắng. Dùng sô-cô-la đen có thể làm giảm 4,7mmHg huyết áp tâm thu và 2,8mmHg huyết áp tâm trương.
Lời khuyên của thầy thuốc
Hiệu quả có lợi trên rất nhiều bệnh lý tim mạch của sô-cô-la đã được chứng minh dựa trên tác động của flavanol và procyanindins trên chức năng thành mạch cho thấy sô-cô-la có lợi cho sức khỏe tim mạch. Lời khuyên của tôi cho những bệnh nhân của mình là nếu bạn có cân nặng bình thường, ăn sô-cô-la không làm tăng nguy cơ tim mạch mà thậm chí có thể có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ không khuyên bệnh nhân của tôi tăng dùng sô-cô-la  nếu họ thừa cân.
TS.BS. Phạm Như Hùng
((Tổng Thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam))

Ngoài việc sử dụng thuốc, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh viêm xương khớp. Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc cổ truyền có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị tốt, người bệnh viêm khớp có thể tham khảo và áp dụng.
Bài 1: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g. Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được. Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc. Dùng tốt cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Gạo lứt.
Bài 2: Đậu đỏ 50g, tỏi sống 20g, gạo lứt 100g. Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được. Dùng ăn nóng khi đói bụng. Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Bài 3: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Cách làm: Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, ăn ngày 1 lần, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.
Đậu xanh.
Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Cách làm: Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng; nấu đậu xanh và ý dĩ nhân cho nhừ, sau thêm bách hợp nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, chia ăn sáng và tối. Dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ, đau nhiều do thoái hoá khớp gối.
Ý dĩ nhân.
Bài 5: Lá lốt 50g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 5g, lá ngải cứu, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, thêm nước nấu sôi thì cho thịt vào, nấu thành canh, cho thêm vài lát gừng và lá ngải cứu xắt nhỏ, khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Công dụng: Làm ấm cơ thể, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bị đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.
Bài 6: Khoai sọ 60g, xương chân hoặc xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch; xương lợn chặt thành đoạn ngắn, ướp gia vị. Ninh xương nhừ, sau đó cho khoai sọ vào đun chín mềm, ăn ngày 2 lần. Công dụng: Khu phong, trừ thấp, giảm đau, dùng cho các trường hợp đau nhức tay chân, nổi ban dị ứng.
BS. Thanh Xuân

Hạt ngô rất giàu dinh dưỡng: protein, chất béo, chất đường; chất xơ, canxi, photpho, chất sắt, caroten, các vitamin...
Hạt ngô rất giàu dinh dưỡng: protein, chất béo, chất đường; chất xơ, canxi, photpho, chất sắt, caroten, các vitamin... Không chỉ là nguồn lương thực giúp chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh hơn, nó còn có vai trò phòng chữa nhiều bệnh: tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng mạch); bệnh thận (viêm thận, phù nề); bệnh tiêu hóa; chống lão hóa... Dưới đây xin giới thiệu một số cách chữa bệnh đơn giản từ ngô.
Bướu cổ đơn thuần và sốt rét: Ăn ngô hằng ngày hoặc nấu canh ngô với cải xoong càng làm tăng lượng iốt (cải xoong mọc ven suối). Ăn ngô cũng có nhiều ích lợi trong phòng chữa sốt rét (trừ đàm).
Chữa đái tháo đường: 1 lạng râu ngô, 1 cái tụy lợn nấu canh ăn.
Bệnh tim mạch:
Râu ngô nấu tim heo: râu ngô nấu lấy 1 bát to nước (bỏ bã râu) nấu canh với tim heo để ăn. Ăn một thời gian người bị bệnh sẽ thấy đỡ mệt tim và dễ thở hơn, ngủ ngon giấc hơn.
Uống nước luộc từ  râu, lõi, thân, cùi bắp của ngô đều lợi tiểu. Dùng tốt cho người tăng huyết áp.
Bệnh thận, bàng quang: tiểu tiện buốt, khó khăn, đỏ sẻn, sỏi thận, phù nề. Dùng râu ngô hoặc cùi ngô nấu nước uống.
Nước râu ngô giúp lợi tiểu, tốt cho người tăng huyết áp.
Bổ thận tráng dương:
Hạt ngô nguyên vỏ (không xay xát) rang cho thật vàng rồi nấu lấy nước uống thay trà hàng ngày. Hoặc lấy nước đó nấu với thịt bồ câu, bồ dục, ngẩu pín, sò... tác dụng càng mạnh.
Hạt ngô nấu xương heo: 1kg xương heo với 2 nắm ngô hạt (tỷ lệ 1kg/2 nắm) hầm cho nhừ. Chữa bất lực. Nếu muốn hiệu quả cao hơn (dẻo dai) thì uống kèm rượu thuốc gồm: nhục thung dung 150g, câu kỷ tử 200g, toàn quy 200g, sâm cao ly 200g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 20 quả.
Ngoài tác dụng bổ thận tráng dương, món này có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp ăn ngon, ngủ tốt, lao động không mệt, da dẻ hồng hào, trẻ lâu. Món này nấu với cơm rượu giúp sản phụ có nhiều sữa nuôi con và sau đó ngực vẫn săn chắc. Nếu cho thêm đậu tương, đậu phộng (lạc) sẽ được dùng chữa đau lưng.
Bệnh tiêu hóa:
Bệnh gan mật - vàng da, có sỏi: râu ngô, nhân trần mỗi thứ 30g hãm hoặc sắc nước uống thay trà hàng ngày làm tăng tiết mật. Có thể dùng ruột cây ngô thay râu ngô.
Bệnh dạ dày - chứng ợ chua, đầy bụng không tiêu, sa dạ dày: ăn cháo ngô hạt, uống nước râu ngô. Không dùng cho người bị loét dạ dày.
Bệnh trẻ em:
Mùa hè trẻ hay nóng sốt, háo khát, quấy khóc, trẻ ho gà, ho khi bị sởi: Dùng râu ngô nấu nước cho trẻ uống.
Trẻ đái ít đỏ sẻn: lấy cùi ngô nấu nước uống. Có thể nấu cùng hạt ý dĩ.
Trẻ biếng ăn, tiêu chảy phân sống cho ăn cháo ngô non nấu với cà rốt, hoặc cháo ngô đậu trắng (bạch biển đậu).
Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, tụy: Hạt ngô nghiền nhỏ 100g cho nước ninh nhừ thành cháo để ăn. Có tác dụng giảm đau.
Lưu ý: Bắp ngô non nên luộc không nướng và cũng không nên phết mỡ vì nướng sẽ thêm tác hại của mỡ cháy.
Ngô mốc phải bỏ đi không ăn vì có thể gây ung thư.
BS. Phó Thuần Hương

Củ năng (còn gọi là củ mã thầy), địa lê... Củ năng có nhiều tinh bột, đạm, chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2, C.
Củ năng (còn gọi là củ mã thầy), địa lê... Củ năng có nhiều tinh bột, đạm, chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2, C. Vị ngọt, tính hàn, củ năng có công dụng ích khí, an trung, khai vị tiêu thực, giải thực nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng chữa tiêu khát, tăng huyết áp, ung thư, vàng da,...
Một số món ăn thuốc từ củ năng
Dùng khi bị sởi, thủy đậu:
Củ năng tươi sống, nhai nhỏ, nếu non nhai nuốt cả nước lẫn cái.
Củ năng mài bột pha nước uống và làm bánh ăn còn giúp tiêu hóa tốt, chữa tích trệ ở trẻ em, nhiều đờm dãi.
Củ năng 60g, cà rốt 60g, hành tây 30g, nước vừa đủ. Nấu kỹ uống thay trà.
Bột củ năng tươi 10 củ nghiền mịn, cơm rượu nếp 100g. Nấu chín ăn ngày 2 lần, liền 7 ngày. Món này thích hợp với người bị sởi, thủy đậu thời kỳ cuối và ngoại cảm phong nhiệt.
Củ năng tươi 10 củ, nước củ cải trắng 500ml, ít đường. Nấu sôi uống nóng, 20ml trong vài ngày. Thích hợp sởi thời kỳ cuối và trường hợp ho khát nước.
Củ năng.
Thanh nhiệt, lợi thủy:
Củ năng 60g, củ cải trắng 150g, gạo 200g. Nấu cháo ăn.
Rau mã thầy 100g, củ mã thầy 100g, nấm hương 50g. Dầu vừng gia vị tùy ý. Xào qua rồi cho nước đun sôi mới cho rau mã thầy rồi cho bột vào sền sệt là được.
Bổ phế thận: củ năng 100g, bầu dục lợn 2 cái, cắt đôi làm sạch. Đường phèn 30g đập nát, 2.000ml nước. Các vị làm sạch đun sôi 25 phút thành canh ăn.
Khử mỡ, hạ áp, tiêu thũng, thanh nhiệt: củ năng 100g, thịt heo nạc 300g, rau cần 200g. Dầu, hành, đường xào chín.
Thanh nhiệt tiêu thũng:
Củ năng 100g, nước canh thịt vịt 500g, đường phèn 30g. Nấu canh ăn.
Củ năng 60g, cá diếc 300g, hành, giấm, đường 20g. Nấu canh ăn.
Củ năng xào các loại thịt, củ năng xào ngó sen... ăn hằng ngày.
Lưu ý: Củ năng tính lạnh nên người tỳ thận hư hàn, trẻ em đái dầm kiêng dùng.
BS. Phó Thuần Hương