Gia
đình chị Thúy (Nam Định) sống cùng bố mẹ già nên vào mùa đông vẫn
thường dùng than để sưởi ấm. Thông thường bếp than sẽ đặt ở phòng khách
hoặc phòng ăn nhưng những ngày quá lạnh bố mẹ chồng chị Thúy đưa cả vào
trong phòng ngủ. Trong quá trình ngủ suốt đêm như vậy, than sinh ra khí
CO ảnh hưởng đến việc thở. Tuy nhiên, mùa đông năm ngoái cũng khiến gia
đình chị một phen hú vía khi cửa phòng đóng quá kín, cụ ông và cụ bà đều
gặp phải tình trạng khó thở nhưng may mắn được cứu kịp thời.
>>>>hoa tam that
"Lúc
chồng tôi bước vào thấy cả bố và mẹ đang mệt mỏi, khò khè, khó thở kèm
theo đó là những cơn đau đầu liên tục do thiếu oxy lên não. Lúc đó gia
đình tôi tức tốc đưa bố mẹ đi cấp cứu, may phát hiện kịp thời nên không
có gì nguy hiểm", chị Thúy nói.
Theo
bác sĩ đa khoa Văn Giàu, nguyên nhân của tình trạng bị ngạt khi sưởi ấm
bằng than là do phòng quá chật hoặc đóng cửa kín khi sưởi. Điều này làm
cho than tỏa ra khí độc hại là CO. Khí CO này hút khí oxy trong phòng
làm cho nạn nhân lịm dần do thiếu oxy, khi phát hiện đã tử vong hoặc khó
thở phải cấp cứu.
"Triệu
chứng ban đầu có thể là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt. Nếu nặng
có thể lơ mơ, thở khó, tim đập nhanh, thở dốc, loạn thần kinh, buồn nôn
hoặc nôn, ngất xỉu...nếu không được phát hiện kịp thời có thể tử vong.
Khi
phát hiện người bị ngạt khí do sưởi than, bạn cần phải ngay lập tức mở
thoáng các cửa sổ, cửa phòng để oxy bên ngoài có thể vào phòng. Ngoài
ra, nếu nặng cần hà hơi thổi ngạt để cấp cứu ban đầu. Để phòng khi độc
vẫn còn trong phòng bạn cần đeo khẩu trang hoặc có người giúp sức. Tuyệt
đối không làm một mình có thể bị ngất xỉu do khí độc", bác sĩ nói.
Với
gia đình có người già và trẻ con không nên dùng biện pháp sưởi ấm bằng
than. Hoặc nếu quá lạnh có thể dùng sưởi ấm sau đó đi ngủ cần tắt bếp và
để xa khu vực phòng ngủ. Khi dùng cách sưởi ấm bằng than phải chọn
phòng không quá kín, có thông gió hoặc cửa sổ để thoát khí ra ngoài.
Khi
sử dụng sưởi ấm bằng than phải trang bị kiến thức chống ngạt. Khi ngồi
sưởi có dấu hiệu khó thở, chảy nước mắt, mệt mỏi...cần phải ra chỗ
thoáng khí.
Tại
cơ sở y tế, nạn nhân cần được cung cấp thiết bị hô hấp như máy thở hay
bình oxy, thông đường thở. Khắc phục ngay hiện tượng co giật, hôn mê và
tụt huyết áp. Trong điều trị đặc hiệu: dùng liệu pháp ôxy, cung cấp oxy
liều cao càng sớm càng tốt. Những bệnh nhân bị ngộ độc nặng, cần cho thở
oxy cao áp.
Sự
nguy hiểm khi để lại di chứng là vấn đề ở não bộ, thần kinh hay tâm thần
do khí độc CO thâm nhập quá sâu vào bên trong cơ thể. Thậm chí khi hồi
phục vẫn có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng như cáu gắt, khó nhận biết,
trí nhớ giảm, tập trung không cao, tứ chi khó cử động, thậm chí liệt nửa
người. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần
muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Khi
trong nhà có sử dụng một trong các nguồn tạo ra khí CO nói trên, có
người bị một hay nhiều triệu chứng ngộ độc thì người nhà phải đưa ngay
nạn nhân đến bệnh viện để khám cấp cứu. Tại bệnh viện, nạn nhân cần làm
các xét nghiệm: đo nồng độ carboxyhemoglobin (COHb) thấy nồng độ COHb
> 15%, công thức máu, urê, đường máu, điện giải đồ, creatinin, khí
máu động mạch, chụp Xquang tim phổi, chụp cắt lớp sọ não hoặc cộng hưởng
từ sọ não... để xác định chẩn đoán bệnh.
Ngoài
nguy cơ ngạt khí, gây độc thần kinh thì sưởi ấm bằng than tại nhà nếu
không cẩn thận sẽ gây cháy, bỏng. Chỉ cần tàn than bốc cháy lên chăn,
giường, nệm hay các vật dụng dễ cháy sẽ dẫn đến hỏa hoạn. Do đó cần hạn
chế dùng cách sưởi ấm thủ công này bởi hiện nay trên thị trường có các
loại gối, nệm điện.
Thanh Thủy
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét