vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Cùng với nhân sâm, linh chi,... hoa tam that cũng được coi là một vị thuốc quý từ xa xưa. Do có sự phổ biến rộng rãi nên nhiều người dùng đã coi tam thất như một vị “thuốc tiên”, có thể trị được nhiều bệnh.
Thuốc hay từ tam thất
​Canh tam thất, trứng gà tốt cho phụ nữ kinh nguyệt kéo dài, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.
Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất, là rễ khô của cây sâm tam thất. Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn; vào các kinh can và thận. Có tác dụng tán ứ chỉ huyết tiêu thũng định thống, tư bổ cường tráng. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da và xuất huyết nội tạng, chấn thương đụng giập, khái huyết thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, rong kinh, rong huyết, bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, tăng mỡ máu... Hằng ngày dùng 3-10g dưới dạng nấu hầm, hãm, ngâm ướp. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ tam thất:
Rượu hầm tam thất ngó sen, trứng gà: tam thất 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml, trứng gà 1 quả. Tam thất tán mịn, đập bỏ vỏ trứng, trộn nước ép ngó sen và rượu, đun cách thủy cho chín. Dùng cho trường hợp thổ huyết, khái huyết tiện huyết, xuất huyết dạ dày ruột. Ngày ăn 1 lần.
Gà hầm tam thất: gà mái (khoảng 1kg) hoặc gà ác (ô cốt kê) 1 con, tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà; hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị vào ăn. Dùng cho người suy nhược cơ thể, khí huyết hư, ăn kém mệt mỏi, da tái nhợt thiếu máu.
Tam thất tán: tam thất tán bột; mỗi lần uống 4 - 6g cùng với nước hồ hoặc chút rượu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ đại tiện xuất huyết, chấn thương đụng giập, sưng nề.
Canh tam thất trứng gà, tây thảo, mai mực: trứng gà 2 quả, tam thất 3g, mai mực 20g, tây thảo 10g. Trứng khoét lỗ nhỏ, tam thất tán bột cho vào 2 quả trứng (chia đều) bịt kín lỗ khoét. Nấu cùng mai mực, tây thảo và lượng nước thích hợp. Khi trứng chín bỏ vỏ trứng, ăn trứng và uống nước canh. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt kéo dài 8 - 10 ngày, lượng ít, rỉ rả, có máu cục, đau quặn.
Gà giò hầm tam thất, quế chi: gà giò hoặc gà ác 1 con, quế chi 6g, tiểu hồi 6g, bột tam thất 3g. Gà làm sạch, chặt miếng, nấu với quế chi, tiểu hồi cho chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt gà, uống nước canh với bột tam thất. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 - 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm tử cung phần phụ.
Kiêng kỵ: Người huyết hư không ứ không được dùng. Phụ nữ có thai không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang

Đan sâm còn có tên khác là huyết căn, xích sâm, huyết sâm, tử đan sâm. Vị thuốc đan sâm là rễ khô của cây đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge.), thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Đan sâm chứa các hợp chất phenol, diterpen, õ-sitosterol, tanin, vitamin E... >>>>> hoa tam that
Có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, xúc tiến tái sinh tái tạo tổ chức, chống thiếu máu cơ tim, làm giảm huyết áp, đường huyết; phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hóa gan, giảm mỡ máu.
Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Dùng cho các trường hợp đau tức ngực, có các khối tích kết, kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh. Hằng ngày dùng 10 - 30g; có thể lên đến 60g dưới dạng nấu, sắc, ngâm ướp.
Đan sâm - Vị thuốc dưỡng tâm an thần, trừ ứ giảm đau
​Cây và vị thuốc đan sâm.
Đan sâm được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Dưỡng tâm an thần:
Chữa suy tim thể tâm dương hư: đan sâm 16g, ngưu tất 16g, ý dĩ 16g, phụ tử chế 12g, bạch truật 12g, trạch tả 12g, can khương 6g, nhục quế 4g. Sắc uống.
Trị suy tim thể âm dương khí huyết đều hư: đan sâm 16g, long cốt 16g, hoàng kỳ 12g, phụ tử chế 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, trạch tả 12g, xa tiền 12g, nhân sâm 8g, hồng hoa 8g, đào nhân 6g. Sắc uống.
Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, viễn chí 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.
Trừ ứ, giảm đau, trị các chứng đau do ứ trệ:
Trị huyết ứ khí trệ kết lại sinh ra đau bụng: đan sâm 63g, đàn hương 6g, sa nhân 6g. Sắc uống.
Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, đau vùng gan: đan sâm 20g, nọc sởi 20g. Sắc uống thay nước uống trong ngày.
Trị viêm gan mạn tính, đau hông: đan sâm 20g, điền cơ hoàng 20g. Sắc uống.
Hoặc bài: Hoạt lạc hiệu linh đan: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng đau tức vùng tim, đau bụng do huyết ứ khí trệ.
Thoát mủ, tiêu nhọt, trị áp-xe vú: đan sâm 20g, xích thược 16g, bạch chỉ 12g. Tất cả nghiền bột mịn, thêm mỡ lợn, sáp ong vàng luyện thành cao, bôi lên chỗ đau.
Hoạt huyết, điều kinh:
Trị kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ huyết hôi không ra hết: đan sâm 24 - 60g, nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, pha với rượu uống hoặc thêm 20g đường đỏ thay đổi uống. Hoặc: đan sâm 16g, hương phụ 8g, trạch lan 12g. Sắc uống. Hoặc: đan sâm 16g, đương quy 16g, tiểu hồi hương 8g. Sắc uống.
Trị tắc kinh: đan sâm 60g, xuyến thảo 20g, ô tặc cốt 125g. Sắc uống.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng chung đan sâm với lê lô.

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để làm cho mình những công thức chăm sóc sắc đẹp thú vị từ chính những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mình.
Dưa leo rất tốt cho da
1. Đánh bóng da với đường: Lấy một vài tách đường, thêm 2 muỗng dầu olive để tạo hỗn hợp có khả năng đánh bóng da. Do đường không tan trong dầu nên những hạt đường li ti sẽ có tác dụng tẩy bỏ các tế bào da cũ và chết, đem lại làn da mềm mại hơn. Thành phần tinh dầu trong công thức này sẽ tạo cho một mùi hương dịu dàng, sảng khoái và nuôi dưỡng làn da. Bạn có thể làm hỗn hợp này với số lượng lớn và bảo quản trong lọ thủy tinh để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Hỗn hợp này đặc biệt hiệu quả với những vùng da sần như chân và chỏ tay. 
2. Tẩy da chết dành cho mặt từ bột yến mạch và sữa: Bạn có thể làm mặt nạ tẩy tế bào chết dàn cho da mặt từ bột yến mạch và sữa. Bên cạnh khả năng tẩy tế bào chết của bột yến mạch, các dưỡng chất có trong sữa sẽ giúp nuôi dưỡng làn da của bạn. Thoa hỗn hợp lên da và để trong khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa sạch với nước.
3. Dịu mát da mắt với dưa leo: Bạn lo lắng về đôi mắt mệt mỏi và sưng phù? Hãy thư giãn với một vài lát dưa leo cắt mỏng trong khoảng 15 phút. Bạn sẽ thấy đôi mắt mình được cải thiện rõ rệt.
4. Liệu pháp tắm spa với sữa và mật ong: Dùng 1 tách sữa tươi với 2 muỗng mật ong chăm sóc cơ thể khi tắm để có được cảm giác sảng khoái và dịu êm. “Loại sữa tắm độc đáo này” vừa có tác dụng làm sạch da, đem lại cảm giác sảng khoái, đồng thời có tác dụng giữ ẩm cho da. Bạn có thể thêm vào một vài giọt tinh dầu để tận hưởng thêm mùi hương mà bạn yêu thích.
5. Chăm sóc da với túi trà Đừng vứt bỏ bã trà sau khi uống, hãy vắt kiệt chúng và cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể dùng trà lạnh này để đắp lên mắt, làm giảm các hiện tượng sừng phù. Trà túi lọc còn còn có thể đem lại hiệu quả chăm sóc da tuyệt vời. Bạn có thể xát trà lên da để tẩy tế bào chết và tế bào lão hóa. Trà là thành phần được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, ngay cả những sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.
6. Bơ – loại trái cây vua trong chăm sóc sắc đẹp Bơ có thể được sử dụng trong chăm sóc da và tóc nhờ vào đặc điểm giàu thành phần tinh dầu tự nhiên, đặc biệt hiệu quả cho việc chăm sóc da khô. Để chăm sóc tóc khô, bạn có thể đắp mặt nạ bơ lên tóc sau khi gội, dùng tay bóp và xát tóc nhẹ nhàng, ủ trong túi ủ tóc hoặc khăn bông mềm, để khoảng 30 phút sau đó gội sạch.
7. Đánh bóng cơ thể với muối Bạn có thể tạo hỗn hợp thanh tẩy tế bào chết và tế bào lão hóa cho làn da toàn thân với muối và dầu olive. Các hạt muối sẽ có tác dụng đánh bóng làn da, làm mịn màng và mềm mại da, tinh dầu sẽ tăng cường khả năng làm mềm và nuôi dưỡng làn da nhờ công thức giàu dưỡng chất.
8. Mayonnaise cũng có thể làm đẹp Bạn có thể tự làm dầu xả từ Mayonnaise để giúp tăng cường độ bóng mượt của mái tóc, đặc biệt là đối với tóc khô. Thực hiện các bước chăm sóc tóc với mayonnaise tương tự như công thức được làm từ bơ.
9. Sữa chua – mặt nạ dưỡng da tuyệt hảo Thoa đều sữa chua lên mặt và để khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Bạn sẽ cảm nhận được một làn da tươi mát, mịn màng và khỏe khoắn hơn.
10. Làm đẹp với hương thảo Vò một ít lá hương thảo và thả vào bồn tắm hoặc xát nhẹ lên người khi tắm vòi hoa sen, bạn sẽ thấy làn da được thức tỉnh cực kỳ sảng khoái.

- Hổ trợ hạ cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
hoa tam that
- Hổ trợ thanh nhiệt: hoa tam that có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).
- Hổ trợ bình can: (điều hòa chức năng của tạng can).
-  bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,
- Hổ trợ chốm viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,
- Tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất  ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).
- Hổ trợ chữa cao huyết áp: hoa tam thất có tác dụng giáng áp( hạ huyết áp).
- Tốt đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
- Tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.
- Hổ trợ ngăn ngừa, phòng chống bệnh: kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
- Hổ trợ chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.
- Hoa tam thất non rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
- Hoa tam thất giúp hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Hổ trợ làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.
- Hổ trợ lợi sữa cho phụ nữa sau sinh

Hoa tam thất được dùng dưới dạng sấy khô tán bột và hãm uống thay trà. Liều dùng: mỗi ngày lấy 1 - 3g hoa tam thất, hãm uống.
Tác dụng của hoa tam thất:
hoa tam that

- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Tác dụng thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).

- Tác dụng bình can: (điều hòa chức năng của tạng can).

- Tác dụng: bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,

- Tác dụng: chốm viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,

- Tác dụng tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).
- Tác dụng chữa cao huyết áp: hoa tam thất có tác dụng giáng áp( hạ huyết áp).
- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.
- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.
- Tác dụng chữa nhĩ minh, nhĩ lung: chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc.
- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.
Tác dụng lợi sữa cho phụ nữa sau sinh
Cách dùng:
Sử dụng mỗi ngày 2 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng.
   Hoa tam thất, với thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô, đóng gói dùng dần. Hoa tam thất cũng chữa được nhiều bệnh: thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, giảm béo... Dùng cho người huyết áp cao, mỡ trong máu cao gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu ù tai, bốc hoả từng cơn lên đầu, can hoả quá mạnh làm mất ngủ kéo dài, nhịp tim không đều, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, bực bội trong người hay cáu giận, đêm ngủ hay mộng mị hoặc nghiến răng ken két. Ngoài ra hoa tam thất còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
   Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng. Ngoài ra, phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì sữa rất nhiều. 
   Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.
Theo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).
- Kích thích miễn dịch.
- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.
- Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Sau đây là một số bài thuốc có tam thất:
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Tam thất là thuốc bổ, hoạt huyết mạnh.
Những người sau mổ, sau chấn thương, sau sinh nở dùng cực tốt, dễ lành vết thương, tiêu máu bầm, bổ huyết ích khí...
Cách dùng thông thường dân dã: Bột Tam thất:1-2 thìa cà phê, trộn cùng 1/2 quả tim heo thái mỏng, hấp cách thủy trong nồi cơm, ăn ngày 1 lần, có tiền dùng cả tháng chả sao cả. Nghèo sài độ 2 tuần- 3 tuần cũng đủ tác dụng.

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô giá, nên các bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng luôn khuyến khích việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và để bé bú khi nào bé muốn.
Theo y học cổ truyền, sữa mẹ từ huyết hóa thành, nhờ động lực của khí mà vận hóa, lưu thông. Do vậy, việc sữa nhiều hay ít liên quan mật thiết đến sự thịnh suy của khí huyết. Cuộc sinh nở khiến khí huyết người phụ nữ bị tổn thương, cơ thể hư nhược nên nguồn sữa bị ảnh hưởng (nhất là những người cơ thể đã sẵn hư nhược hoặc mất máu, mất sức nhiều khi sinh). Do vậy, chế độ ăn uống cho Bà đẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khí huyết, nên cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Cung cấp đủ 3.400 -:- 3.600 calo/ngày (phụ nữ bình thường chỉ cần 2.500 -:- 2.600 calo/ngày). Vì vậy, khẩu phần ăn trong giai đoạn này phải đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất.
- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu.
- Thay đổi món ăn thường xuyên để tăng khẩu vị.
- Ăn làm nhiều bữa, không nên ăn quá no một lúc.
- Không kiêng khem quá mức. Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu...
- Kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản, gỏi cá), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè). Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa.
Đối với Bà mẹ đã đảm bảo các yếu tố trên mà vẫn bị thiếu sữa cho con bú, chúng ta có thể đồng thời áp dụng một số món ăn bài thuốc sau: (Thay đổi món theo ngày)
- Uống nước Hoa tam that mỗi ngày, đảm bảo >2 lít/ngày.
hoa tam that

- Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30 g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị vừa đủ: Ăn thịt, uống nước hầm. Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50 g để tăng cường khí huyết.
- Đương quy 100 g, thịt dê 200 g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ: Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng.
- Vừng đen 30 g (giã nhỏ), gạo tẻ 50 g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.
- Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.
- Cho con bú thường xuyên cũng là một bài thuốc không thể thiếu đối với Bà đẻ ít sữa (Vừa cho con Bú vừa vuốt xuôi bầu ngực cho sữa tập trung về)